Tìm hiểu về Ưu và nhược điểm của công nghệ in SLA

Thảo luận trong 'Dịch vụ trực tuyến' bắt đầu bởi traubavang789, 11/1/21.

  1. 117
    1
    16
    traubavang789

    traubavang789 Expired VIP

    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay công nghệ in 3D SLA là một công nghệ in 3D được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ in tiên tiến này giúp tạo ra nhiều sản phẩm có bề mặt mịn với độ chính xác cao. Trong bài viết này, AIE sẽ cùng các bạn tìm hiểu về công nghệ in 3D “nổi đình nổi đám” này.

    Xem thêm: công nghệ in 3d sla chất lỏng

    Khái niệm công nghệ in 3D SLA là gì?

    SLA là từ viết tắt của Stereolithography, đây là một quy trình sản xuất bồi đắp thuộc dòng Photopolymer hóa. SLA xử lý một cách chọn lọc từng lớp nhựa Polymer thông qua việc chiếu chùm tia UV, từ đó vật thể được tạo ra. Những vật liệu được lựa chọn trong SLA đều thuộc polymer ở dạng lỏng, nhạy nhiệt.

    Trong công nghệ in 3D, SLA được biết đến là công nghệ in 3D được phát minh đầu tiên vào năm 1980 bởi Dr Kodama. Cho đến thời điểm hiện tại, công nghệ in 3D này nằm trong Top hiệu quả nhất với độ chính xác gần như tuyệt đối.

    SLA có nhiều điểm chung với DLP (xử lý ánh sáng trực tiếp) hay công nghệ in 3D Photopolymerization, đây là 2 công nghệ gần giống nhau.

    Quy trình hoạt động của SLA như thế nào?

    Quy trình hoạt động SLA được thực hiện như sau:

    Trong bể chứa chất lỏng photolymer, khay in sẽ chìm trong một bồn dung dịch nhựa lỏng, cách một khoảng rất mỏng so với bề mặt chất lỏng (Khay được phủ một lớp nhựa lỏng)

    Tia UV chiếu trực tiếp qua các gương phản chiếu tia cực tím trên khay đỡ, xử lý lớp chất lỏng thành thể rắn, hình thành chính xác một mặt cắt ngang của chi tiết.

    Sau khi mỗi lớp in được xử lý (hóa rắn), khay in sẽ dịch chuyển một bước, bằng độ dày lớp in trong dung dịch lỏng, và lưỡi quét lại phân phối nhựa lên trên, chuẩn bị hình thành một lớp in mới.

    Kết thúc quá trình in, chi tiết sẽ được đưa ra khỏi bể chứa. Trong trường hợp chi tiết in cần chịu nhiệt và có yêu cầu về tính chất cơ học, chúng sẽ được xử lý sau dưới ánh sáng tia cực tím.

    Qua quá trình photopolymerization này, nhựa lỏng sẽ rắn lại, dưới ánh sáng của tia UV chúng sẽ kích hoạt các chuỗi carbon monome để hóa cứng nhựa lỏng. Từ đó chi tiết được tăng cường cơ tính, đồng thời hình thành một mối liên kết không thể phá vỡ.

    Khi áp dụng quy trình photopolymerization, không có cách nào có thể đảo ngược và di chuyển từng chi tiết của SLA trở thành trạng thái lỏng như ban đầu. Bởi khi chúng được nung dưới nhiệt độ cao, thay vì tan chảy chúng sẽ cháy. Nguyên nhân là do các vật liệu được làm từ polymer nhạy với nhiệt, hoàn toàn trái ngược với FDM sử dụng nhựa nhiệt dẻo.

    Ưu và nhược điểm của công nghệ in SLA

    Ưu điểm của máy in 3D SLA:

    Công nghệ in SLA có thể sản xuất ra sản phẩm in có độ chính xác cực kỳ cao, đặc biệt là những sản phẩm có biên dạng phức tạp.

    Những chi tiết được sản xuất từ SLA có bề mặt bóng mịn, là giải pháp in 3D lý tưởng đối với những nguyên mẫu trực quan.

    Vật liệu SLA thường có sẵn.

    Nhược điểm của máy in 3D SLA:

    Đối với những nguyên mẫu kiểm tra chức năng, công nghệ in SLA thường không phù hợp, bởi chúng có độ giòn.

    Khi từng bộ phận SLA được tiếp xúc trực tiếp với nguồn ánh sáng mặt trời thì các tính chất cơ học, cũng như bề mặt hình học của chúng sẽ bị suy giảm.

    Để có thể cải thiện được tính chất bề mặt của chi tiết SLA, sẽ cần in thêm các cấu trúc hỗ trợ, xử lý sau khi in.

    Tham khảo thông tin chi tiết tại website thiết kế 3d 3dthinking
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với website CongDoanVinh.com | Chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!