Thư pháp – nghệ thuật cổ truyền Trung Quốc

Thảo luận trong 'Đào tạo' bắt đầu bởi chaucaphu, 6/4/19.

  1. 95
    0
    6
    chaucaphu

    chaucaphu Expired VIP

    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau.Thư pháp Trung Quốc trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và học tập.


    1. Lịch sử

    Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn) mà niên đại được xác định khoảng 1200 trước công nguyên. Giáp cốt là tóm tắt của quy giáp (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt (xương thú). Ngoài ra còn có kim văn, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí (dụng cụ cúng tế) bằng đồng. Giáp cốt văn dùng ghi chép trong việc bói toán như một công cụ giao tiếp với thế giới thần linh và các tổ tiên quá vãng.


    Tương truyền người tạo chữ Hán là Thương Hiệt. Theo truyền thuyết, Thương Hiệt đã quan sát các hiện tượng thiên nhiên và bắt chước dấu vết của các loài động vật, cây cỏ, chim chóc, tinh tú mà tạo ra chữ Hán. Văn tự Trung Quốc là một thành tựu văn hoá quan trọng đến nỗi tương truyền rằng khi hệ văn tự này hoàn thành thì thiên hoa loạn trụy, địa dũng kim liên, ngũ cốc trên trời đổ xuống như mưa.


    Hán tự khởi nguyên là chữ tượng hình, nghĩa là mô phỏng hình dáng của vật thể trong thiên nhiên. Mặc dù về sau Hán tự đã tiến hoá tinh tế và có quy củ hơn nhưng dấu vết mối quan hệ giữa mặt chữ và hình dáng tượng trưng của vật thể vẫn còn sâu đậm. Dù chữ Hán được tạo theo quy tắc khác thì ít nhất cũng có một yếu tố nào đó trong một chữ cũng gốc là tượng hình.


    Hán tự có 5 kiểu chữ chính: Triện thư (gồm đại triện và tiểu triện), lệ thư, khải thư, hành thư, và thảo thư.

    Khi Tần Thuỷ Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc, một trong những sự kiện quan trọng nhất là sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự giữa các nước trước đó. Lý Tư đã tiến hành lược bỏ những nét phức tạp của chữ đại triện đi, giữ lại những điểm hợp lý, sáng tạo ra thể chữ tiểu triện. Loại chữ này có nét chữ nhỏ, dài hơn, hình chữ cũng tề chỉnh, cân đối.

    Chữ lệ (lệ thư) là thư thể thông dụng trong công văn, và nó rất phổ biến giữa thế kỷ thứ II và thứ III.

    Chữ khải (khải thư hay chính thư) là cải biên từ chữ lệ. Chữ khải cũng đã thành thục vào thế kỷ thứ II. Đây là thư thể chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, và vẫn là phổ thông nhất trong các thư thể hiện nay.

    Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Nó thuần thục vào thế kỷ thứ II.

    Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán bình thường với khải thư thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét.


    Khoảng thế kỷ II và IV, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp hay thư đạo. Từ đó nó trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của tao nhân mặc khách và một cao thủ về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao.


    2. Các thư pháp gia nổi tiếng Trong lịch sử Trung Quốc

    Vương Hi Chi

    Vương Hi Chi (303-361), khởi nghiệp năm 321, tự là Dật Thiếu, dân tộc Hán, là nhà thư pháp gia nổi tiếng thời kì Đông Tấn, được xưng là Thánh thư. Ông là người Lang Gia Lâm Nghi, sau đó dời đến Kê, về già ẩn cư tại huyện Diệm núi Kim Đình. Vương Hi Chi đã lược bớt những nhược điểm của chữ Lệ, “thêm bớt xương thịt”, nhấn mạnh vào nhuận sắc và uyển thái nghiên hoa. Cách viết của ông đã tạo ra một thể độc lập, có ảnh hưởng rất sâu sắc lúc đó.


    Trương Húc

    Trương Húc (658 - 747), tên chữ Bá Cao, người Tô Châu, tỉnh Giang Tô; là một nhà thơ và là nhà thư pháp nổi tiếng thời nhà Đường, Trung Quốc. Ông giỏi " Cuồng Thảo ", do vậy ông được người đời sau xưng là " Thảo thánh ". Ông và Hoài Tố được người đời xưng tụng là "Cuồng Thảo Nhị Tuyệt".


    Hoài Tố

    Hoài Tố (737-799), tự là Tàng Chân, họ tục là Tiền, người Vĩnh Châu Linh Lăng, một nhà thư pháp thời Đường, danh thế là “Cuồng Thảo“, tự xưng là “Thảo thánh“. Xuất gia từ khi còn nhỏ, rất yêu thích thư pháp. Ông và Trương Húc có tên tuổi ngang nhau, hợp xưng là “Điên Trương Túy Tố“.


    Nhan Chân Khanh

    Nhan Chân Khanh (709-784), tự là Thanh Thần, nhũ danh là Tiễn Môn Tử, biệt hiệu Ưng Phương, là người Kinh Triệu Vạn Niên, tổ tiên ở Lang Gia, Lâm Nghi. Là cháu của học giả Nhan Sư Cổ và cháu 5 đời của Nhan Chi Thôi. Ông là nhà thư pháp gia nổi tiếng của triều đại nhà Đường.


    Hoàng Đình Kiên

    Hoàng Đình Kiên (1045-1105), tự là Lỗ Trực, biệt hiệu Sơn Cốc Đạo Nhân, Phù Ông, người Phân Ninh, Hồng Châu. Ông là thư họa gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, tề danh cùng thầy ông là Tô Thức, người đời thường gọi là Tô Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ và làm một số chức quan, ông còn là người cầm đầu của “Nhất tổ tam tống“- thi phái Giang Tây.


    Mễ Phất

    Mễ Phất (1051-1107), tự là Nguyên Chương, hiệu Tương Dương mạn sĩ, Hải nhạc ngoại sử, là người Tương Dương, Hồ Bắc. Người đời gọi ông là Mễ Tương Dương. Ông cùng với Thái Tương, Tô Thức và Hoàng Đình Kiên hợp thành “Tống tứ gia“. Với tính cách kì quái, cử chỉ điên khùng, tự xưng là “huynh“ người ta mới gọi ông là “Mễ Điên“.


    Triệu Mạnh Phủ

    Triệu Mạnh Phủ (1254 – 1322), tự là Tử Ngang, người Hán, bút hiệu Tùng Tuyết, Âu Ba và Thủy tinh cung đạo nhân, là người Ngô Hưng, Chiết Giang. Ông là nhà thư pháp, họa sĩ và nhà thơ nổi tiếng từ cuối triều đại Nam Tống đến đầu thời Nguyên triều. Triệu Mạnh Phủ có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử nghệ thuật thư pháp Trung Quốc. Sự đóng góp của ông trong thư pháp không chỉ là những tác phẩm thư pháp mà còn là những triết lí, luận lí về thư pháp.


    Vương Đạc

    Vương Đạc (1592 – 1652), tự là Giác Tư, hiệu là Thập Tiều, Tung Tiều, Si Am, người đời gọi là Si Tiên Đạo Nhân, là người Mạnh Tân, Hà Nam. Ông mang phong cách của những đại thư gia thời Bắc Tống. Vương Đạc sở trường về Hành Thảo thư, bút pháp đại khí.


    Để viết được chữ thư pháp Trung Quốc đẹp cần sự am hiểu sâu và đôi tay khéo léo. Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc cũng chính là nguồn cảm hứng của nhiều người khi học tiếng Trung.
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với website CongDoanVinh.com | Chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!